TRẺ BỊ VIÊM PHỔI NÊN KIÊNG GÌ, ĂN GÌ?

0
1393

Viêm phổi là một bệnh lý rất nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Mỗi năm tỉ lệ trẻ em tử vong vì viêm phổi là vô cùng nhiều. Với một căn bệnh như vậy bạn cần biết những thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ? Cách phòng tránh, cũng như khi trẻ bị viêm phổi nên kiêng gì, ăn gì?

Bệnh viêm phổi đều có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, rất dễ lây lan. Trong số đó thì trẻ em dễ bị mắc bệnh viêm phổi nhất. Mà đa số nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ rất đơn giản là do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đặc biệt vào mùa đông, trẻ chạy nhảy nhiều làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, trong khi đó, phụ huynh mặc quá nhiều quần áo làm mồ hồi không thoát ra ngoài được và thấm ngược vào bên trong cơ thể, từ đó gây ra viêm phổi.

Nội Dung

Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ

Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ
Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ

Thông thường khi trẻ bị viêm phổi có những dấu hiệu đặc trưng sau. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ để dễ nhận ra và biết cách xử trí:

  • Sốt cao, nhịp thở kéo dài khác thường.
  • Đôi khi cảm thấy khó thở.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hay quấy khóc và biếng ăn.
  • Ho có đờm, có thể ho ra máu là tình trạng bệnh đã nặng.

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?
Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

Khi trẻ bị viêm phổi, cơ thể rất mệt mỏi nên luôn có cảm giác chán ăn, không muốn ăn và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên đối với một người bị bệnh nào cũng cần phải bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thức ăn thì mới có thể tăng sức đề kháng và mau khỏe và khỏi bệnh được. Đối với trẻ bị viêm phổi thì nên có chế độ ăn loãng và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất luôn là lời khuyên của các chuyên gia y tế.

Nên nấu những thức ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa nhưng đủ chất dinh dưỡng. Nên là những món dễ ăn, dễ tiêu hóa. Vì cơ thể trẻ đang bệnh nên sẽ có cảm giác không muốn ăn nên đừng ép trẻ phải ăn đúng bữa, nên chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều lần trong ngày. Làm sao cần đảm bảo cho đủ lượng và trẻ sẽ không có cảm giác nhàm chán khi ăn. Khi cho trẻ ăn nên tránh làm cho trẻ bị sặc hoặc nghẹt, vì có thể gây cho trẻ ngạt thở và mệt mõi hơn.

Nên bổ sung nước. Khi trẻ bị viêm phổi, cơ thể bị mất nước rất nhiều. Vì vậy cần bổ sung nước cho trẻ bằng nước ép trái cây hay dung dịch chất điện giải đều được

Trẻ bị viêm phổi nên kiêng gì?

Bên cạnh việc chăm sóc cho trẻ bằng chế độ ăn uống để giúp trẻ tăng thêm sức đề kháng. Ngoài ra còn phải kiêng gì khi trẻ bị viêm phổi để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Đồ lạnh: những đồ ăn, thức uống lạnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Đồ chiên xào: các món ăn chiên xào chứa rất nhiều dầu mỡ, là những thức ăn khó tiêu hóa, làm sinh ra nhiều đờm hơn và gây khó chịu cho người bệnh.
  • Thức ăn đồ biển như cua, cá: có vị tanh làm cho người bệnh ho nhiều hơn.
  • Đồ ngọt: có chứa nhiều năng lượng, làm sản sinh nhiệt trong cơ thể và từ đó làm tăng lượng đàm nhiều hơn.

Viêm phổi là một bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vì vậy cần phải nắm rõ trẻ bị viêm nên ăn gì, kiêng gì để biết cách chăm sóc cho đúng. Mục đích nhằm tránh các biến chứng nặng hơn cũng nhưng hổ trợ cho trẻ mau khỏi bệnh.

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh viêm phổi cũng như một số bệnh khác, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 18 – 24 tháng. Trẻ phải cần được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ.

Để tránh đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp), phụ huynh cần chú ý theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng bằng cách đếm nhịp thở và phân biệt độ lõm ở lồng ngực để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.

Phúc Nguyên Đường
Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://nhanbietthuonghieu.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Nguồn: PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG