LDAC – Công nghệ truyền dẫn không dây của Sony

0
1511

Gần đây số lượng các mẫu tai nghe bluetooth mới tăng khá cao. Công nghệ truyền dẫn âm thanh không dây đang là xu thế phát triển, nên là các ông lớn không thể bỏ qua công nghệ này. Sau đây là bài viết về công nghệ Bluetooth LDAC của Sony.

Tin tức tai nghe bluetooth:

Top 10 tai nghe giá dưới 1 triệu đồng

LDAC là một công nghệ truyền tải không dây cao cấp do Sony phát triển, công nghệ này đã có mặc trên những mẫu điện thoại di động cao cấp như Z5, máy nghe nhạc ZX2, một số tai nghe và loa Bluetooth của hãng. LDAC, theo Sony, sẽ có khả năng truyền tải tín hiệu tốt hơn so với chuẩn SBC thông thường thậm chí cao hơn cả aptX.

Hình ảnh Sony LDAC

Hình ảnh Sony LDAC

 

Ngay từ khi Bluetooth ra đời với việc sử dụng với bộ giải mã A2PD, thì ít có thêm phát triển nào mới để tối phát huy tối đa thêm cho phương thức truyền tải không dây này. Bluetooth mang lại là sự tiện lợi và sử dụng ít năng lượng hơn so với các loại kết nối có dây khác. Sự phát triển của bộ giải mã aptX (Qualcomm) đã cải thiện được chất lượng tín hiệu âm thanh qua truyền tải không dây và mang lại nhiều ấn tượng.

Kết nối bluetooth gồm có 3 thành phần chính là phiên bản, biên dạng và bộ giải mã. Biên dạng A2DP đã được sử dụng từ rất lâu, phương thức truyền tải dữ liệu âm thanh với băng thông 64kbps, sử dụng các bit data còn trống trong lớp dữ liệu để cải thiện chất lượng cho âm thanh.

Nội Dung

1.  Nén lossless và lossy

Với mục đích làm giảm dunglượng định dạng gốc, truyền tải dễ dàng nên sử dụng nén lossless và lossy. Nén lossless sẽ không mất dữ liệu gốc nên chất lượng âm thanh không bị mất mát mà lại giảm được dung lượng theo định dạng gốc.

Ngược lại nén lossy sẽ làm triệt tiêu đi các tạp âm mà tai người không có thể nghe được và sẽ giảm được dung lượng một cách đáng kể. Khi càng nén lossy thì chất lượng âm thanh càng thấp và dung lượng càng nhỏ.

2.  aptX

Biên dạng A2DP có thể sử dụng các bộ giải mã âm thanh khác nhau, điển hình hiện nay là SBC hay aptX. Khi sử dụng bộ giải mã AptX thì cần SRC và SNK đều phải hỗ trợ aptX và phải trả phi bản quyền cho Qualcomm.

Tuy nhiên với giới hạn của biên dạng A2DP, aptX vẫn chưa đủ khả năng truyền tải để phục vụ cho tín hiệu âm thanh chuẩn CD. Tỉ lệ nén lossless khoảng 50% thì aptX chỉ cung cấp chất lượng “gần bằng CD” mà thôi, tương đương với chuẩn MP3 hay AAC 320kbps.

3. Sony LDAC

LDAC không phải là một chức năng DAC, mà nó là Sony đặt tên cho bộ giải mã Bluetooth của hãng.

Theo hãng sản xuất Sony, LDAC có thể hoạt động ở các cấp độ băng thông là 330kbps, 660kbps và 990kbps ở chế độ ưu tiên. Khi áp dụng LDAC thì tốc độ truyền tải âm thanh qua kết nối bluetooth sẽ nhanh hơn so với giới hạn tối đa của bộ giải mã SBC truyền thống.

Tương tự như aptX, LDAC cũng đòi hỏi hỗ trợ bộ giải mã của cả bộ phát và bộ thu. Sony tự tin tuyên bố thêm rằng bộ giải mã LDAC còn hỗ trợ tốt cả với tiêu chuẩn 24bit/ 96kHz tương đương với 4.5Mbps bằng phương pháp truyền tải đặc biệt.

Nếu theo như đại diện Sony đã nói bộ giải mã LDAC có khả năng nén lossless khoảng 3 lần, thì khi áp dụng LDAC sẽ là một bước tiến rất xa của công nghệ Bluetooth khi mà chúng ta chỉ đạt được qua kết nối WiFi.

Bộ giải mã LDAC của Sony đã góp phần to lớn cho việc đánh thức và khuấy động phong trào công nghệ đang dần bị quên lãng trong những năm gần đây.

Thông tin bổ ích về tai nghe bluetooth có thể xem thêm tại nhanbietthuonghieu.com 

Các mục tin công nghệ liên quan đến tai nghe