Nhà ở nên có bao nhiêu phòng?

0
8813

Cũng như không gian để nghỉ ngơi thì không gian sinh hoạt chung cũng đóng vai trò rất lớn trong tổng thể ngôi nhà bạn. Phòng khách nên được thiết kế trên diện tích mặt sàn khá rộng bởi đây là nơi sinh hoạt của tất cả thành viên trong gia đình.

“Nhà ở có bao nhiêu phòng là vừa ?” thực sự là một câu hỏi cũng khá thú vị đối với kiến trúc sư nói riêng và đại bộ phận những người tham gia vào quá trình thi công công trình nói chung. Theo những kinh nghiệm được ghi chép trong sách nghiên cứu về phong thủy cho rằng số phòng trong một ngôi nhà hoặc căn hộ khép kín có sự ảnh hưởng khá lớn đến vận khí và sức khỏe của các thành viên trong gia đình đó. Cho nên, trước khi tiến hành thiết kế lên một ngôi nhà, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng tới số lượng phòng, cũng như hướng cửa và diễn tích của mỗi phòng sao cho phù hợp nhất với gia chủ.

Có một vài không gian quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý như sau.

Nội Dung

Không gian để nghỉ ngơi

Nhà ở nên có bao nhiêu phòng?
Phòng ngủ cho bé

Không gian để nghỉ ngơi bao gồm phòng ngủ, phòng cho trẻ nhỏ và người già. Những phòng này cần được thiết kế thật cẩn thận về diện tích, hướng cửa ra vào, số lượng cửa sổ…. bởi nó là nơi ngủ nghỉ thư giãn sau một ngày làm việc vất vả và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi chúng ta.

Không gian sinh hoạt chung

Nhà ở nên có bao nhiêu phòng?
Mẫu phòng khác lí tưởng

Không gian sinh hoạt chung gồm có phòng khách, gian bếp và phòng ăn. Cũng như không gian để nghỉ ngơi thì không gian sinh hoạt chung cũng đóng vai trò rất lớn trong tổng thể ngôi nhà bạn. Phòng khách nên được thiết kế trên diện tích mặt sàn khá rộng bởi đây là nơi sinh hoạt của tất cả thành viên trong gia đình. Ngoài ra, đối với những ngôi nhà hoặc căn hộ có diện tích khiêm tốn, chúng ta cũng có thể ghép đôi gian bếp và phòng ăn, phòng ngủ và phòng làm việc, trẻ em dùng chung phòng ngủ với ông bà hoặc bố mẹ, nếu có khách đến chơi qua đêm có thể dùng đệm trải xuống sàn nhà để tiết kiệm chi phí.

Không gian chuyên dụng khác

Không gian này bao gồm phòng làm viêc, phòng dành riêng cho khách ngủ qua đêm, phòng để đồ hoặc gara ô tô… Tuy nhiên những phòng này không chiếm nhiều diện tích của ngôi nhà cho lắm. Bạn có thể tận dụng những khoảng giữa ở cầu thang để làm hầm chứa đồ chẳng hạn như quạt, chăn, đệm…

Phòng vệ sinh

Nếu diện tích mặt sàn không cho phép, bạn có thể tận dụng những gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh, vừa nhỏ xinh lại vừa tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên phòng tắm vẫn cần được xây cẩn thận, đủ rộng rãi cho mọi người.

Việc bài trí, trưng bày nội thất trong gia đình cũng hết sức quan trọng. Xét trên khía cạnh phong thủy, điểm trung tâm của ngôi nhà là nơi ngưng tụ sinh khí. Vì thế, có một số điều sau đây bạn cần cân nhắc kĩ trước khi trang trí hoặc thiết kế không gian sống.

– tránh đặt một bể cá vàng giữa nhà bởi vì nước thuộc âm tính sẽ làm mất cân bằng vượng khí của ngôi nhà.

– tránh xây cầu thang ngay giữa nhà bởi bạn sẽ tạo ra tiếng ồn nếu cứ liên lục lên xuống bậc cầu thang ngay trung tâm không gian sinh hoạt nhà mình. Do đó chúng ta nên đặt phòng khách ngay giữa nhà để hấp thụ dương khí một cách tốt nhất.

Nơi ăn chốn ở đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, bạn nên bài trí sao cho hợp lí để đem lại cho cả gia đình mình một cuộc sống thật thoải mái và khỏe mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần.

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Chiêu vận huyền quan theo phong thủy

Bấm vào đây để về trang chủ